KHI NÀO TRUNG HOA SỤP ĐỔ? (Bài viết nhiều kỳ) Phần 3: Chuyến đi bí mật của Henry Kissinger thực hiện chiến lược của Zbigniew Kazimierz Brzezinski

Nhà lãnh đạo Pakistan Yahya Khan và Tổng thống Richard Nixon (Hình của nhiếp ảnh gia Oliver F. Atkins, 1916-1977)


CHUYẾN ĐI BÍ MẬT CỦA HENRY KISSINGER THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CỦA ZBIGNIEW KAZIMIERZ BRZEZINSKI


Bài đọc liên quan:
Từ 1967 đến khi hết nhiệm kỳ ông Johnson vẫn chưa tiến triển. Ngày 20 tháng 01 năm 1969 tổng thống Richard Nixon tiếp quản Nhà Trắng. Ông Nixon đã có một bước đột phá vào ngày 26 tháng 6 năm 1969 khi ông quyết định thay đổi một vài điều kiểm soát mậu dịch đối với Trung Hoa của Mao Trạch Đông. Ngay sau đó, ông cũng đề nghị Tổng thống Pakistan là Agha Muhammad Yahya Khan và lãnh tụ Romania là Nicolae Ceaucescu chuyển cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa biết ý muốn nối lại Ngoại giao của mình.[16]
Liên Xô và Trung Hoa cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt từ thập niên 1930s Mao đã không đi theo lý thuyết giáo điều của Lenin là lấy lực lượng lao động thành thị để làm cách mạng vì giai cấp này không tồn tại ở Trung Hoa, Mao lấy giai cấp nông dân để làm cách mạng.
Trong suốt Thế chiến thứ Hai, Stalin hối thúc Mao thành lập một liên minh với Tưởng Giới Thạch để chống Nhật Bản. Thậm chí sau chiến tranh, Stalin đã khuyên Mao đừng nên mưu toan giành lấy quyền lực mà nên thương lượng với Tưởng; Stalin ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác với Tưởng vào giữa năm 1945. Mao chấp thuận lời khuyên của Stalin một cách khôn khéo ngoài mặt nhưng thực tế thì làm ngơ lời khuyên đó bằng cách đánh đuổi Tưởng khỏi lục địa Trung Quốc và tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 01 tháng 10 năm 1949.
Bắc Kinh đã bắt đầu nỗ lực hất chân vai trò lãnh đạo phong trào cộng sản thế giới của Moskva. Mao và các người ủng hộ ông đã tích cực quảng bá ý tưởng rằng các phong trào cộng sản tại Á châu, và phần còn lại của thế giới, nên theo gương cách mạng của Trung Quốc, chứ không phải là của Nga. Chẳng hạn vào năm 1947, Mao đã trao cho ký giả Mỹ Anna Louise Strong các tài liệu và hướng dẫn bà "trình các tài liệu này cho các lãnh tụ Đảng tại Hoa Kỳ và châu Âu" nhưng không nghĩ rằng "cần thiết đem các tài liệu này đến Moskva."[17]
Tình hình Trung Hoa vào cuối thập niên 1960s và đầu thập niên 1970s, Trung Hoa hầu như kiệt quệ và Mao Trạch Đông hầu như mất uy tín, nhưng trở thành một bạo chúa trong mắt người dân, và đảng viên cộng sản Trung Hoa sau hai cuộc cách mạng do Mao phát động: Đại nhảy vọt[18] và cách mạng văn hóa[19][20].
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến Trung Hoa xích lại gần Hoa Kỳ là do những nguy cơ đe dọa từ Liên bang Xô viết láng giềng. Mâu thuẫn về quyền lãnh đạo phong trào Cộng sản Quốc tế giữa 2 đảng Cộng sản đã âm ỉ từ trước đó nhiều năm, dần bùng lên dẫn đến xung đột vũ trang. Lúc 8 giờ sáng ngày 13 tháng 8 năm 1969, lực lượng tuần tra biên phòng Trung Hoa gồm 37 người do 1 sĩ quan là Dương Chính Lâm chỉ huy, bị lực lượng Liên Xô có 6 xe tăng yểm trợ phục kích và hạ sát toàn bộ. Trong khi chính phủ Mao đang gởi công hàm phản đối tới Đại sứ quán Liên Xô tại Bắc Kinh thì chính phủ Liên Xô cũng gởi 1 công hàm ngược lại nói rằng "các lực lượng vũ trang Trung Quốc ở Tân Cương đã vượt biên giới sang "khiêu khích quân sự" và đã bị Hồng quân đánh lui"[21].
Mâu thuẫn ngày càng dân cao đến mức ngày 15 tháng 8 năm 1969, nhà lãnh đạo Liên Xô Leonid Brezhnev đã thông báo cho phía Mỹ biết về quyết định Liên Xô chuẩn bị đánh đòn hạt nhân phủ đầu Bắc Kinh.[22]
Tuy nhiên sự căng thẳng diễn ra tại Bán đảo Triều Tiên và một nỗi lo đang hình thành về một cuộc can thiệp quân sự của Hoa Kỳ tại đó, các tình huống chính trị địa dư cho thấy rằng cả hai quốc gia này không thể chịu đựng được một sự rạn nứt về ý thức hệ và vì vậy liên minh của họ tiếp tục kéo dài. Nên chẳng bao lâu sau đó, một cuộc viếng thăm dài hai tháng của Mao đã đạt được kết quả cao độ với Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác Trung-Xô (1950) bao gồm một khoản cho vay lãi suất thấp của Liên Xô giá trị 300 triệu rúp và liên minh quân sự 30 năm chống hành động xâm lược của Nhật Bản. . Nguy cơ chiến tranh đã được loại trừ, nhưng mâu thuẫn giữa 2 quốc gia Cộng sản là không thể hàn gắn được nữa.
Chính vì thế, Mao muốn vực lại uy tín của chính mình, đồng thời chuẩn bị làm anh cả Đỏ thay thế Liên Xô. Mao muốn soán ngôi vị số 1 của cộng sản toàn cầu. Trung Hoa lại chưa có vũ khí hạt nhân, nên vẫn còn chịu lép vế với Liên Xô. Mao đang cơn buồn ngủ gặp chiếu manh khi Nixon bắn tiếng cho việc vực dậy nền kinh tế đã và đang sụp đổ, nên việc từ bỏ nền kinh tế tập trung, quan liêu, bao cấp theo chủ thuyết Marx-Lenin mô hình Maoist thì Mao đã sẵn sàng. Hoa Kỳ lại lừa nước đục thả câu, thế là con cá Trung Hoa cắn câu dưới chiến lược của Zbigniew Brzezinski.
Chính quyền Hoa Kỳ đã chọn Romania và Pakistan để làm trung gian đàm phán Hoa Kỳ-Trung Hoa vì Romania là quốc gia Đông Âu có quan hệ chư hầu của Liên Xô, cũng vậy, Pakistan cũng là chư hầu của Trung Hoa, nhưng họ ngoại giao đa phương, nên tiếng nói của 2 quốc gia này làm cho Mao tin cậy.
Tuy vậy, mãi đến ngày 27 tháng 4 năm 1971, Đại sứ Pakistan chuyển cho Henry Kissinger một thông điệp của Chu Ân Lai cho biết "Chính phủ Trung Hoa xác nhận lại sự sẵn sàng đón tiếp công khai ở Bắc Kinh một phái viên đặc biệt của Tổng thống Mỹ hoặc Ngoại trưởng hoặc thậm chí bản thân Tổng thống Mỹ". Henry Kissinger là ngoại trưởng kiêm cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ lúc bấy giờ đi tiền trạm cho cuộc gặp Nixon và Mao sau đó trong khoảng thời gian kéo dài 1 tuần từ ngày 21/02/172 đến 28/02/1972.
Quay lại vấn đề tiền trạm của Henry Kissinger, ông ta đã mau chóng thu xếp 1 chuyến đi bí mật tiền trạm sang Bắc Kinh nhằm chuẩn bị chương trình và trao đổi quan điểm về tất cả các vấn đề 2 bên quan tâm. Ngày 02 tháng 6 năm 1971, Chu Ân Lai chính thức chấp nhận đề xuất của Mỹ và không lâu sau đó, phi cơ chở Kissinger cất cánh ngày 01 tháng 7 năm 1971 cho chuyến đi bí mật này.
Trạm dừng đầu tiên trong chuyến đi Trung Hoa của Henry Kissinger là Nam Việt Nam và sau đó là Ấn Độ trước khi tới Pakistan ngày 08 tháng 7 năm 1971. Tại Pakistan, ông cáo bệnh và lui về nơi nghỉ mát của Tổng thống Pakistan Yahya Khan rồi sau đó lại lén chuồn lên phi cơ của Pakistan và bay thẳng đi Bắc Kinh.
Trong hai ngày rưỡi, Kissinger tiến hành các cuộc họp với Chu Ân Lai và các quan chức cao cấp khác của Trung Hoa. Kissinger cho rằng “Chu Ân Lai là một trong hai hay ba người đầy ấn tượng nhất mà tôi đã từng gặp. Chu lịch sự, kiên nhẫn một cách dứt khoát, thông minh một cách khác thường, tế nhị, ông ta đã tiến hành các cuộc thảo luận với một vẻ uyển chuyển, nhẹ nhàng thấm sâu vào thực chất mối quan hệ mới của chúng tôi."
Cuối cùng, hai bên trao đổi quan điểm về tất cả các vấn đề nổi bật và ấn định cho cuộc họp cấp cao giữa Nixon và bộ đôi Mao-Chu là năm 1972. Khi rời Bắc Kinh, đánh điện về Mỹ ông Kissinger chỉ ghi 1 chữ duy nhất "Eureka"(tiếng Hy Lạp) – có nghỉa là: “tìm thấy rồi”.
Nói thêm về chữ Eureka, theo truyền thuyết của nhà bác học người Hy Lạp Archimedes khi ông đang tắm trong bồn, thấy nước tràn ra, và tìm ra định luật vật lý mà ông suy nghĩ, thí nghiệm bao nhiêu năm nhưng vẫn chưa ra. Vô tình lần tắm này, ông đổ nước quá đầy, nên nước tràn ra ngoài, từ đó ông bậc lên ý tưởng và tìm ra định luật mang tên ông là Lực đẩy Archimedes: “Lực đẩy của chất lỏng vào một vật được nhúng vào chất lỏng ấy bằng tích của trọng lượng riêng chất lỏng ấy với thể tích vật ấy chiếm chỗ trong chất lỏng ấy.” Khi tìm ra định luật này ông Archimedes đã trần truồng chạy khắp đường phố nơi ông ở và luôn miệng reo lên “Eureka”. Henry Kissinger đã chơi chữ trong bức điện tín này có nhiều ý nghĩa.
Còn tiếp phần 4: "Cuộc gặp Nixon-Mao 1.0: Ngoại giao bóng bàn và số phận Đài Loan, Việt Nam, Trung Đông"
TÀI LIỆU THAM KHẢO(tt):
16. Joseph A. Amter: Vietnam verdict: A Citizent’s History; Publisher: Continuum Intl Pub Group (November 1, 1982)
17. Anna Louise Strong: Three Interviews with Chairman Mao Zedong. Published online by Cambridge University Press: 17 February 2009
18. Great Leap Forward Summary. Youtube
19. Phillips, Tom. The Cultural Revolution: all you need to know about China's political convulsion. The Guardian – Tue, 10 May 2016
20. Cultural Revolution, 50 years on. South China Morning Post, 16 May 2016
21. Dung, Nguyen Ngoc. Vấn đề đồng minh chiến lược của Việt Nam – Một cái nhìn lịch sử. Tạp chí phát triển KH&CN Tập 6, Số X2 - 2013
22. Jenő Györkei, Miklós Horváth. Soviet Military Intervention in Hungary, 1956. Publisher: Central European University Press (January 1, 1998)
Đón đọc phần 4: Tiền trạm cuộc gặp Nixon-Mao 1.0: Ngoại giao bóng bàn và các con cờ Liên Xô, Đài Loan, Việt Nam, Trung Đông.
Tư Gia, 12:18, 01st Jun, 2020

Đăng nhận xét

0 Nhận xét