TƯ DUY GIÁO DỤC MIỀN SƠN CƯỚC

Ngày đăng: [Thursday, October 13, 2011]
Bài đọc liên quan:
Chuột lang giáo dục I
Chuột lang giáo dục II
Chuột lang giáo dục III
Tư duy giáo dục bậc phổ thông
Tư duy giáo dục bậc đại học
Đánh tráo khái niệm và hậu quả
Một đánh tráo khái niệm nguy hiểm
Những bất cập của loài người
Tha hóa và tham nhũng
Công hữu tư hữu và hình thái xã hội loài người
Lại chuyện sở hữu
Triết học thật đơn giản
Tư duy giáo dục chân đất
Thưa các quan phụ mẫu

Câu chuyện người sơn cước - người vùng cao - họ quen đi với cột sống luôn phải ưỡn khi xuống dốc, và cột sống phải khom khi lên dốc. Nên cột sống của họ không quen tư thế thẳng đứng như cấu tạo ban đầu của loài người. Khi xuống đồng bằng, họ không quen tư thế đi thẳng, nên họ đau lưng.

Thời chiến tranh thế giới thứ hai, Đức quốc xã xuất hiện nhân vật Paul Joseph Goebbels - bộ trưởng thông tin truyền thông của Đức quốc xã - ông có câu nói rất nổi tiếng mà sau này các chính khách theo trường phái tả khuynh cực đoan dưới hình thái chủ nghĩa phong kiến quân phiệt kiểu mới như Stalin và Mao rất sùng bái và làm theo: "Chân lý là hàng nghìn lần nói láo".

Hai câu chuyện dáng đi đồng bào sơn cước là câu chuyện tập thành thói quen của một tư thế và câu chuyện tuyên truyền theo kiểu Goebbels là 2 câu chuyện theo kiểu phản xạ Pavlov trong sinh lý học. Ivan Petrovich Pavlov là một nhà sinh lý học, một nhà tâm lý học và một bác sĩ đã lãnh giải Nobel y học năm 1904 nhờ vào công trình nghiên cứu về phản xạ có điều kiện trong hệ tiêu hóa của động vật.

Vài hôm nay thông tin truyền thông trong nước nổi lên mối lo sợ một nền  giáo dục với các trường đại học đang mọc lên như nấm và tình trạng đại học Việt Nam cần đẩy mạnh sự phân tầng. Nó nói lên chúng ta đã quá quen với cái cách thọc tay quá nhiều vào một lĩnh vực trong cuộc sống bằng ý chí của con người. Cụ thể ở đây là ngành giáo dục đại học, trong khi chúng ta đang mong muốn giáo dục chuyển mình theo cơ chế thị trường.

Có một thời và kể cả hôm nay bàn tay lông lá của chính trị đã thọc quá sâu vào giáo dục bằng ý chí con người. Lịch sử, triết học, văn học, báo chí truyền thông, v.v... không còn là khoa học xã hội theo từng chuyên ngành, mà là chính trị học. Nó đã tạo ra những bộ não theo tư duy kiểu như những người đồng bào sơn cước. Nên chúng ta muốn tháo củi sổ lồng cho giáo dục mà, ta chưa quen với giáo dục của một thời đại tôn trọng những khác biệt. Khi xã hội hóa giáo dục bắt đầu, một nền giáo dục kinh tế thị trường nở rộ, thì chuyện trường tốt, trường chưa tốt và trường không tốt hiện diện là chuyện rất bình thường. Theo quy luật cung cầu một cách công bằng và minh bạch, ắt trường tốt sẽ tồn tại. Trường xấu ắt sẽ tự diệt vong. Không có gì phải ầm ĩ.

Vấn đề giải quyết nguyên nhân của những trái đắng giáo dục Việt nam là phải có một nền lập pháp, tư pháp  và hành pháp chuẩn để không có câu chuyện "phó bí thư tỉnh ủy học bằng giả, xin tiền thật", chứ không phải là chuyện đi lo trường tốt hay xấu. Giả sử như ông phó bí thư tỉnh ủy nọ bị cho về vườn đuổi gà mà, không thăng chức lên trung ương lo chuyện đảng ủy khối cơ quan doanh nghiệp thì liệu ngành giáo dục có ngày càng xấu hơn như hôm nay không?

Có lẽ sau hơn nửa thế kỷ với cách thọc tay chính trị vào giáo dục quá sâu, đã làm cho tư duy của chúng ta không nhìn ra nguyên nhân của giáo dục Việt Nam là trái đắng của một thời tư duy theo kiểu Paul Joseph Goebbels, chứ không phải là của những hiện tượng tự nhiên của kinh tế thị trường bình thường trong xã hội loài người.

Có lẽ tư duy giáo dục kiểu Paul Joseph Goebbels hay có thể gọi là tư duy giáo dục miền sơn cước đang ngự trị trong trí não chúng ta, khi chúng ta đang muốn thoát ra khỏi nó? Điều này không khác với một nghịch lý đau lòng là, hầu hết các cuộc cách mạng vô sản đều triệt để và thành công. Nhưng khi thành công rồi thì, giai cấp vô sản không có gì để ban bố cho đất nước và dân tộc mình ngoài sự độc ác và độc tài.

Hãy cứ trả giáo dục nước nhà về với cái tự nhiên của nó muôn đời, mà không vì quyền lợi của một nhóm người bằng ý chí, mà phải vì quyền lợi của đất nước và dân tộc, ắt nó sẽ tốt.

Tư gia, 23h00' ngày thứ Tư, 14/10/2011

Đăng nhận xét

0 Nhận xét